Tĩnh mạch của ống dẫn tinh bị cong và trương phồng


Tĩnh mạch của ống dẫn tinh bị cong và trương phồng

Tĩnh mạch của ống dẫn tinh bị căng và căng phồng là chỉ hiện tượng tĩnh mạch của ống dẫn tinh khi lưu lượng máu quay về không được thông thoáng, làm cho dòng máu bị ứ trệ nên tĩnh mạch bị dãn dài, cong queo và to ra. Loại này là một bệnh mà thanh niên và trung niên thường mắc phải. Thường phát hiện bệnh ở bên trái, đó là do bởi tĩnh mạch ống dẫn tinh ở bên trái có một góc 90 độ trực tiếp đổ vào tĩnh mạch thận, dòng chảy trở về lực cản lớn, hành trình lại dài (suốt cả hành trình dài khoảng 35 cm). Cũng có thể do van của tĩnh mạch (bộ phận đóng mở nằm ở trong thành của tĩnh mạch, có tác dụng làm cho máu không chảy ngược). Phát dục không đầy đủ khiến cho máu chảy ngược lại ảnh hưởng đến dòng máu trở về, làm cho tĩnh mạch ống dẫn tinh phình to ra và dãn ra. Mặt khác bệnh này cũng có liên quan đến một số nghề nghiệp nhất định, ví dụ nhân viên làm nghề bán hàng, thợ cắt tóc, thầy thuốc ngoại khoa, do bởi thời gian làm việc đứng quá nhiều, ảnh hưởng đến dòng máu trở về trong tĩnh mạch ống dẫn tinh. Tỷ lệ bệnh này trong phi công cũng khá cao, cũng có thể do ảnh hưởng của tốc độ bay, làm cho van trong tĩnh mạch luôn luôn bị sức ép mà bị tổn thương. Bệnh này sở dĩ cần phải coi trọng là vì đa số những nam giới vô sinh thì nguyên nhân tĩnh mạch ống dẫn tinh bị phình to có ý nghĩa khá quan trọng. Nếu phát hiện và điều trị bệnh này tương đối sớm một cách thỏa đáng như phẫu thuật ngoại khoa thì chẳng những nhiều người tránh được sự tổn hại đến chức năng sinh đẻ, hoặc có thể làm cho một số người đã bị tổn thương khôi phục lại chức năng sinh đẻ. Đương nhiên hiệu quả điều trị nó cần phải xem xét về thời gian mắc bệnh, mức độ và có bị bệnh gì kèm theo nữa hay không.
Vì sao bệnh dãn tĩnh mạch ống dẫn tinh lại dẫn đến vô sinh. Bởi vì bệnh này làm cho tinh hoàn và những tổ chức lân cận bị ứ huyết, lưu lượng giảm, khiến cho tinh trùng khi phát dục thiếu dinh dưỡng. Mặt khác khiến cho việc thay đổi mới cục bộ bị chậm lại, những chất cặn bã tích tụ tương đối nhiều, những chất có hại đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát dục bình thường của tinh trùng. Ngoài ra do bị ứ huyết cục bộ nên sự thoát nhiệt gặp trở ngại, nhiệt độ của tinh hoàn cao hơn nhiệt độ tinh hoàn của người bình thường, do đó cũng không có lợi cho sự sinh trưởng và phát dục của tinh trùng. Nếu mắc bệnh này thì thường tinh hoàn của một bên sẽ nhỏ hơn bên kia, thường gây ra sự tổn hại cho cả hai bên tinh hoàn. Bệnh nặng, thời gian lâu thì càng làm cho sự tổn hại của tinh hoàn càng lớn. Bởi vậy, khi thấy dã tĩnh mạch ống dẫn tinh trong thời kỳ thanh xuân thì cần điều trị kịp thời.
Kịp thời phát hiện bệnh này rất quan trọng, thông thường chỉ cần để tâm một chút là phát hiện được ngay: Khi đứng thì tinh hoàn bị bệnh thường thả lỏng mà sa xuống, người bệnh thường có cảm giác âm nang sa xuống và hơi đau. Sau khi đứng lâu và sau khi đi lại mệt mỏi, nhất là trong mùa viêm nhiệt thì bệnh càng nặng thêm. Dùng tay sờ thì thấy vùng cuối của âm nang ống dẫn tinh to hơn bình thường, người bị nặng thì nó như một búi giun quấn lại với nhau và sa xuống sau khi nằm xuống thì cảm giác đau và sự cong queo của tĩnh mạch có giảm thậm chí còn rất đau.
Phương pháp điều trị bệnh này hiện nay chủ yếu quyết định bởi mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đối với những người không có triệu chứng, hoặc triệu chứng không rõ rệt là tĩnh mạch dãn phồng thì có thể dùng si líp để đỡ bên tinh hoàn sa xuống, có lợi cho dòng máu chảy trở về, ngăn không cho bệnh nặng thêm. Đối với những người có triệu chứng dãn tĩnh mạch rõ rệt thì phải đề phòng việc teo tinh hoàn và trở ngại cho việc sản xuất tinh trùng, cần phải sớm điều trị bằng phẫu thuật.
Đề phòng bệnh này, chủ yếu là đối với người phải làm việc ở trạng thái đứng lâu, cần có sự nghỉ ngơi thích hợp trong thời gian làm việc, điều chỉnh tư thế đứng cho thích hợp.


Cùng chủ đề

Nếu ngày cưới lại đúng ngày hành kinh thì làm thế nào?

Khi gần ngày cưới có khả năng không tránh được chu kỳ hành kinh, nếu gặp trường hợp như vậy thì làm thế nào?...

Làm thế nào để xác định ngày kết hôn?

Do bởi ảnh hưởng của truyền thống văn hóa và tập tục tuy nhiên việc xác định gày kết hôn phải phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe của hai người...

Chỗ ấy không hoặc mọc lông ít

Nữ thanh niên không mọc lông hoặc ít lông ở bộ phận sinh dục thì có ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và sinh đẻ không?...

Cần chú ý những vấn đề gì để giữ cho vú được tốt?

Muốn giữ cho vú được tốt thì cần giữ cho nó được phát dục bình thường...

Bầu vú nhỏ bé có ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và sinh đẻ không?

Bầu vú to hay nhỏ tùy theo từng người, nó chịu rất nhiều nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển...

Thế nào gọi là tinh hoàn ẩn (lặn)? Nó có ảnh hưởng đến sinh con không?

Tinh hoàn là bộ phận sinh dục quan trọng nhất của nam giới, nó được hình thành khi thai nhi mới phát dục được 6-7 tuần...

Bệnh về bao quy đầu ở nam giới

Thế nào gọi là bao quy đầu quá dài và bệnh bao quy đầu, trước khi kết hôn có cần điều trị không?

Bệnh viêm gan B có nên kết hôn?

Người mang kháng thể viêm gan B dương tính thì có thể kết hôn được không? Vấn đề này có mang tính chất phổ biến nhất định...

Những người có thể kết hôn nhưng cần sự giám hộ của thầy thuốc thì mới được sinh con

Có một số người mắc bệnh di truyền tiềm ẩn dạng cơ bắp của bộ phận sinh dục...

(1 - 9 của 9)

Các chủ đề khác

Ngoại tình
Tâm sự thầm kín
Chuyện ấy
Trăng mật ngọt ngào
Đời sống vợ chồng

XtGem Forum catalog